Review cách làm bánh mì Sài Gòn ngon

8 LikesComment
Review cách làm bánh mì Sài Gòn ngon
Mục lục

    Bánh mì món ăn quen thuộc của người Việt Nam mỗi buổi sáng. Từ những người bình dân, dân văn phòng tới những vị khách Tây khó tính. Đối với mỗi người, mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những khẩu vị và cách thưởng thức món bánh mì khác nhau.

    Nhưng ở đây Blog Travel chỉ nói về bánh mì trong miền Nam hay còn gọi với cái tên rất quen thuộc đó là bánh mì Sài Gòn.

    Các bước làm bánh mì thì ở đâu cũng như nhau từ lúc lựa chọn bột -> trộn bột -> nhồi bột -> ủ bột -> tạo hình và ủ lần 2 ->nướng bánh -> thành quả đều một cách làm.

    Bước 1: Chọn bột và nguyên liệu phụ gia

    Bột mì là một trong những loại bột phổ biến nhất, được nhiều người sử dụng để làm các loại bánh mì. Nhưng để đảm bảo có 1 ổ bánh mì ngon thì bột mì được chọn làm bánh mì phải có đủ thành phần protein trên 12%, men khô thường và men tươi để tăng độ ngon cho bánh mì, đường, muối, bơ (nếu cần), nước sạch.

    Bước 2: Trộn bột

    Đầu tiên, bạn cần cho bột vào dụng cụ trộn bột, sau đó bỏ bớt 10g bột ra để sử dụng làm bột áo khi nhồi bột. Tiếp theo, bạn cân muối, đường, men vào dụng cụ trộn bột luôn, nhưng chú ý để các nguyên liệu này ở các góc khác nhau của dụng cụ.

    READ  Bánh mì Sài Gòn, nét đặc trưng của ẩm thực đường phố Sài Gòn

    Sau đó, bạn trộn muối/ đường/men với bột ở mỗi góc, rồi trộn đều tất cả. Tiếp theo, bạn tạo một khoảng trống ở giữa dụng cụ trộn bột bột, cho từ từ nước vào tới khi thấy đủ và phù hợp.

    Bước 3: Nhồi bột

    Dùng dụng cụ chuyên dụng để trộn bột để bột được đều, mịn và dẻo nhất. Bật máy trộn bột ở mức độ thấp rồi cao dần. Nếu bột bị khô hay bị quá ướt thì bạn trộn đều tay và nên thêm bột và nước từ lượng còn lại của công thức tức là 10g bột và 15g nước.

    Sau khi nhồi xong, mặt bột đã mịn hơn và bột cũng bớt dính hơn, Bạn có thể dễ dàng nhắc bột khỏi bề mặt mà không bị dính.

    Bạn đậy bột lại bằng màng nylon lên dụng cụ đựng bột trộn lúc nãy và để bột nghỉ 10 phút. Sau đó bạn lại tiếp tục nhồi thêm khoảng 10 – 15 phút. Lúc này, bột rất mịn và đàn hồi, bạn có thể kéo được màng. Tuy nhiên, việc không kéo được màng cũng không sao, nhưng bạn phải chắc chắn rằng khối bột cầm nhẹ tay và có độ đàn hồi tốt. Tức là khi bạn ấn vào bột thì bột sẽ căng trở lại.

    Bước 4: Ủ bột

    Tiếp theo, bạn chuẩn bị dụng cụ đựng bột hoặc hộp sạch và đặt bột vào. Sau đó, bạn bọc kín lại và ủ ở nơi ấm áp, khoảng 30 – 35 °C cho đến khi bột nở gấp đôi. Nếu bột được ủ đúng nhiệt độ sẽ nở gấp đôi sau khoảng 1 tiếng. Nơi ấm áp nhất trong căn bếp của bạn thường là trên nóc tủ lạnh hoặc trong lò vi sóng không bật nên bạn có thể đặt khay bột ở đó.

    READ  Món ẩm thực Sài Gòn được nhiều người yêu thích

    Bước 5: Tạo hình và ủ lần 2

    Sau khi bột nở khoảng gấp đôi thì bạn nhẹ nhàng lấy bột ra. Bạn nên sử dụng dụng cụ vét bột để lấy bột ra thay vì kéo bột ra bằng tay bởi điều này rất dễ làm vớ các bọt khí trong bột.

    Để bột vào nơi kín và ủ lần 2 trong khoảng 30 đến 40 phút. Tạo hình cho những chiếc bánh mì tùy theo sở thích hoặc tạo hình theo nguyên bản.

    Bước 6: Nướng bánh

    Làm nóng lò trong 20 đến 25 phút ở 250°C.

    Trước khi nướng, dùng dao lam để rạch bánh 1 đường ở giữa. Sau đó, xịt nước nhẹ nhàng lên bánh rồi cho vào nướng ở 220°C trong 7-10 phút đầu, rồi hạ xuống 200°C nướng tiếp 7-10 phút.

    Vậy là chúng ta đã hoàn thành những chiếc bánh mì chuẩn Sài Gòn, đặc biệt thơm ngon rồi đó.

    Ở các bài viết tiếp theo Blog Travel sẽ hướng dẫn bạn làm các món ngon tại Sài Gòn mà các bạn đặc biệt yêu thích.

    Nguồn Tự viết và internet

    You might like

    Tiểu San

    About the Author: Tiểu San

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *