Ẩm thực miền Tây tại Sài Gòn

14 LikesComment
Ẩm thực miền Tây tại Sài Gòn
Mục lục

    #Ẩm thực miền tây tại Sài Gòn: vẫn đậm tính hào sảng như tình người Nam Bộ

    Ẩm thực miền tây tại Sài Gòn dành cho những người con đến Nam Bộ đang lập nghiệp, sinh sống tại Sài Gòn được thưởng thức món ngon quê hương và cả tín đồ ẩm thực chưa từng được khám phá hết món ngon đậm chất phóng khoáng, hào sảng từ thời khai hoang lập nghiệp của xứ xở này.

    #Văn hóa ẩm thực miền tây tại Sài Gòn có còn nét nguyên bản đặc trưng?

    Đặc trưng thưởng thức ẩm thực miền tây là “mùa nào thức nấy”. Những con người vùng đất phương Nam đã biết cách tận dụng các nguồn sẵn từ “sau hè”, ngoài đồng và nuôi trồng để “ăn mà sống”, và có kinh nghiệm trong việc chọn lựa và phối hợp các yêu cầu cao nhất của bữa ăn: thơm, ngon, bổ, khỏe.

    Nguyên liệu tươi sống chế biến sẵn, tại chỗ để thưởng thức được hết hương vị tự nhiên của thực phẩm chứ ít khi sơ chế dự trữ để lâu và hạn chế tẩm ướp gia vị rồi mới chế biến.

    Đặc trưng văn hóa sông nước hòa cùng tính cách đơn giản, dân dã và hào sảng đã tạo nên “văn hóa lẩu”, “văn hóa gỏi” miền tây! Người Nam Bộ rất xuất sắc khi kết hợp các nguyên liệu tươi sống “trên đồng”, “dưới ruộng”, “ngoài ao”, “sông biển”…với vô số các loại rau, hoa, quả mọc quanh vườn nhà.

    Sự độc đáo còn thể hiện trong món kho ăn cơm hằng ngày. Với các kiểu kho: kho tiêu, kho tộ, kho quẹt, kho khô, kho mặn, kho riệu…làm gia tăng sự độc đáo, phong phú cho món ăn.

    Khẩu vị của người Nam Bộ cũng như tính cách khẳng khái: “gì ra nấy”! đã mặn thì phải “quéo lưỡi”; đã cay thì phải cay “xé lưỡi” đến hít hà, ngọt thì phải “ngọt ngào” như chè,….

    #Khẩu vị ăn uống Ẩm thực miền tây tại Sài Gòn:

    Nếu văn hóa ẩm thực miền trung đậm đà vị cay mặn, miền Bắc thiên về chua cay, ẩm thực miền Tây mang hương vị ngọt! người dân ở đây khá hảo ngọt, đây là một hương vị không thể trong các món ăn hàng ngày. Đường, đường thốt nốt hoặc nước dừa là gia vị cần có khi nêm nếm món ăn.

    READ  Lịch sử, Ý Nghĩa ngày Thương Binh Liệt Sĩ 27-7

    Trái ngược với khẩu vị chua cay mặn ngọt thật đậm đà, ngoài vị ngọt không lẫn vào đâu được, món ngon miền tây không thể thiếu vị chua, chát, nồng và đắng.

    #Ẩm thực miền tây tại Sài Gòn vẫn nguyên sự độc đáo nguyên liệu chế biến:

    Bắt nguồn từ những khó khăn thiếu thốn trong lúc đi khẩn hoang tìm vùng đất mới. Để sinh tồn người dân nơi đây đã tận dụng mọi nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên.
    Xuất thân nền văn minh sông nước, sông nước và kênh rạch chằng chịt, nguồn lương thực – thực phẩm chính là “trên cơm dưới cá”, vô số các loài cá: cá chạch, cá lóc, cá linh, cá lăng,…cùng các loại thủy sản khác như tôm, nghêu, sò, ốc, hến, hàu…

    Đồng bằng trù phú, người dân còn biết sử dụng thực phẩm nuôi dưỡng bản thân là các loại loài động vật nhỏ sống hoang dại như như: lươn, trạch, chuột, chim, vịt, ngan, ếch, cua…

    Ẩm thực miền tây còn có rau đồng ngập tràn mùa nước nổi: bông điên điển, bông súng, hẹ nước, bông sen, thiên lý, sầu đâu, đọt choại, bồn bồn, đọt lang, càng cua, rau đắng…

    #Ẩm thực miền tây tại Sài Gòn – món ngon gây thương nhớ cho du khách

    ##Đặc sản miền tây tại Sài Gòn với các món nướng nhờ về thời “khẩn hoang”:

    Từ cái thuở khai hoang lập địa, người nông dân miền tây đã biết tận dụng rơm khô, thanh tre, bọc đất, gáo dừa, cùng lửa và các loại thịt có sẵn nơi đồng quê như cá, chim, ếch, rắn, chuột đồng,…để chế biến thành những món nứơng “khẩn hoang” ngon lành.

    Loạt thực đơn những món nướng hương đồng gió nội làm siêu lòng du khách, có thể kể đến: cá lóc nướng trui, gà nướng đất sét, cu đất nứơng mọi, chim sẽ nướng sả ớt, chuột đống nướng lu, thòi lòi nướng muối ớt, cá kèo nướng ống tre, ốc nướng lửa than,…

    Món ngon miền tây với những miếng thịt nướng “thuận tự nhiên” thuần túy ngọt và chắc ăn kèm với bún, cuốn bánh tránh cùng các loại rau sống thanh mát và đắng nồng, xoài, dưa leo..kèm nước chấm theo khẩu vị: mắm sả ớt bằm, mắm tỏi ớt ngot cay hoặc mắm me chua ngọt….thực khách đã thưởng thức khó lòng mà buông đũa

    READ  Con đường đưa Sài Gòn xưa phát triển thành đô thị bậc nhất

    ##Ẩm thực miền tây tại Sài Gòn – các món lẩu sông nước phù sa

    Người miền Tây rất hay ăn lẩu! Lẩu là món có thể ăn 07 ngày suốt tuần và trong bất cứ dịp sum họp nào và mang tính gắn kết rất lớn.

    Sự hòa quyện của tất cả hương vị tinh túy từ đồng quê đến sông nước trong món lẩu cũng thể hiện tính cách chất phát, giản dị và dân dã của con người miệt vườn phù sa. Bên nồi lẩu nóng sốt, sôi sung sục, các thành viên chụm 3 chụm 5 rôm rả chuyện trò…vui ơi là vui!

    Mỗi hương vị món lẩu mang một với vô số kiểu biến tấu, tạo nên phong vị thơm ngon, đậm vị riêng biệt tạo nên sức cuốn hút không thể chối từ, có thể kể đến như:

    Lẩu mắm U Minh (top 100 món ăn đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận), đậm hương vị của miệt rừng U Minh Hạ với sự tinh túy từ nước dừa tươi quyện cá, thịt, tôm, mỡ phi với sả,…

    Lẩu cá thác lác miền Tây với vị thịt cá dẻo dai mềm, nước dùng ngọt thanh đậm đà, thơm đắng khổ qua và dậy mùi nồng thơm hành ngò.

    Lẩu mắm miền Tây nức lòng tinh túy từ các nguyên liệu phù sa miệt vườn như: tôm, thịt ba rọi, cá mực, tôm, cà tím và đặc biệt là mắm, ăn kèm với các loại rau đắng mọc sau hè!

    Ngoài ra, ẩm thực miền tây tại Sài Gòn còn có các món lẩu đồng quê, dân dã khác như: lẩu cá linh bông điên điển chua chua ngọt ngọt; lẩu gà chanh ớt hòa quyện chua thanh,cay nồng lẫn ngọt hậu; lẩu lươn các vị cơm mẻ, me xanh, hoặc trái giác; lẩu cua đồng mướp hương, lẩu cá kèo lá giang; lẩu cháo cá lóc, lẩu vịt nấu chao…

    ##Ẩm thực miền tây tại Sài Gòn – các món gỏi “mồi nhậu”

    Cùng với sự đa dạng, phong phú về nguyên liệu, người miền tây còn sáng tạo nên các món gỏi độc lạ đúng như tên gọi: gỏi đu đủ ba khía, gỏi bồn bồn, gỏi củ hũ dừa, gỏi khô cá khoai, gỏi sầu đâu,… ăn kèm với bánh phồng, tôm luộc, thịt luộc và bún, chan một ít nước chấm mang đủ hương vị chua, cay, mặn, ngọt, thậm chí cả đắng cân bằng, hòa quyện, bảo đảm bạn sẽ không thể buông đũa được đâu

    READ  Đặc sản ẩm thực Sài Gòn

    #Âm thực miền tây tại Sài Gòn- các món ăn tưởng độc lạ mà thân quen

    Cơm trộn trái cây là món ăn thể hiện phóng khoáng, thoải mái, linh hoạt trong sinh hoạt. Đồng thời là món ăn nhanh lẹ trong những ngày bận rộn đồng áng, công việc bộn bề. Đó là các loại trái cây thanh mát có sẵn như dưa hấu, chuối, xoài, bơ …tạo cảm giác khi ăn dễ trôi, dễ nuốt, no bụng mà không mất nhiều thời gian suy nghĩ, chế biến, nấu nướng.

    Món ngon miền tây ăn no bụng thay cơm, ngoài hũ tiếu Sa Đéc, Bánh xèo miền tây, bún cá, bún mắm…còn có cháo! Trứ danh là Cháo cua đồng beo béo ăn kèm với trứng vịt lộn, thêm ít rau ngót, mồng tơi, rau đay, cải xanh, mướp hương hay Cháo cá lóc rau đắng siêu bổ dưỡng những người phụ nữ sau sinh hay người ốm cần hồi phục mà không bị tanh.

    #Ẩm thực miền tây tại Sài Gòn – đặc sản quà tặng “nức lòng” khách Quốc tế

    Ngoài các món ăn nóng sốt liền tại chỗ, hay các loại trái cây miền tây gây thương nhớ như: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm,…ngay tại TP.HCM du khách quốc tế cũng có thể mua được quà tặng miền tây dành tặng người thân bạn bè của mình, có thể :

    Bánh Pía Sóc Trăng, Kẹo dừa Bến Tre, lạp xưởng Cần Đước, Chả cá Thác Lác Hậu Giang, Nem Lai Vung, Bánh phồng Sơn Đốc, Bánh tét lá cẩm Long An, Dừa sáp Trà Vinh, sen Đồng Tháp, Rượu mận Cần Thơ, Mắm Châu Đốc An Giang…

    Bạn đã khám phá xong tour Ẩm thực miền tây tại Sài Gòn và biết thêm loạt món ngon Nam Bộ làm xiêu lòng tín đồ âm thực. Trong các bài chia sẻ tiếp theo, netdepsaigon.com sẽ review những địa chỉ món ngon miền tây “ngon – bổ – rẻ”…mời bạn cùng tiếp tục khám phá!

    Nguồn Internet

    You might like

    Tiểu San

    About the Author: Tiểu San

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *