Khám phá ẩm thực Sapa với 10 món cực đỉnh

7 LikesComment
Khám phá ẩm thực Sapa với 10 món cực đỉnh
Mục lục

    Không chỉ là nơi có những cảnh đẹp hút hồn, nơi có dãy núi Hoàng Liên Sơn trùng điệp uy nghi, có đỉnh Fansipan hùng vĩ, ẩm thực Sapa cũng là một điểm cộng làm du khách mê đắm. Hãy cùng Du Lịch Chất khám phá một vòng ẩm thực của vùng đất quyến rũ này nhé!

    Khám phá ẩm thực Sapa với 10 món cực đỉnh

    1. Thắng Cố

    Thắng Cố là món ăn truyền thống của người H’Mông, có nguồn gốc từ vùng núi Hà Giang, phía Đông Bắc và dần được ưa chuộng bởi toàn bộ những người dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc. Người Hà Nội tự hào về phở, người Sài Gòn tự hào về cơm tấm bao nhiêu thì người dân vùng Tây Bắc cũng tự hào bấy nhiêu vì món thắng cố của mình.

    Thắng cố Sapa chế biến chủ yếu từ ngựa, một nồi thắng cố có thịt, tim, gan, lòng, tiết ngựa và 12 thứ gia vị: thảo quả, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị gia truyền khác, trong đó, cây thắng cố là gia vị thứ 12. Khi ăn, người ta sẽ múc nước dùng ra nồi lẩu, thái thịt ngựa thả vào.

    Sa Pa nằm trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất Đông Nam Á Tháng 3 du lịch đến Sa Pa, đừng bỏ lỡ 6 điểm check-in tuyệt đẹp ‘Chạm tay vào mây’ khi nghỉ dưỡng tại khách sạn Amazing Sapa Review Sapa 3N2Đ siêu ảo, siêu đẹp

    READ  Top 14 Nhà xe tình yêu Sapa xe cabin đi Sapa phòng và giường nằm đôi

    Thắng cố thường ăn kèm với các loại rau nhúng cải mèo, ngồng su hào, cải lẩu,… Ăn thắng cố phải uống cùng rượu ngô, thứ rượu nồng ấm, thơm phức, được kết từ tinh hoa của núi rừng. Khi đồ ăn thức uống hòa quyện vào nhau sẽ tạo ra một cảm giác dễ chịu và khó quên.

    Thắng cố ngon nhất vẫn là thắng cố ngựa ở vùng Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa - Lào Cai.
    Thắng cố ngon nhất vẫn là thắng cố ngựa ở vùng Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa – Lào Cai.

    2. Cơm Lam

    Cơm lam đặc biệt phổ biến với đồng bào dân tộc các tỉnh Tây Bắc nước ta, họ thường nấu khi làm nương rẫy. Người dân Sapa cũng thường coi cơm lam là một món đặc sản để đón tiếp khách quý hay sử dụng trong các ngày lễ hội của bản làng.

    Cơm lam không được nấu bằng nồi niêu bình thường mà dụng cụ nấu ở đây là ống tre nứa, có khi là ống bương, ống vầu. Gạo để nấu cơm nhất thiết phải là thứ gạo nương được trồng trên những thửa ruộng bậc thang ở Sapa bởi gạo trồng dưới xuôi khi nấu trong ống tre sẽ bị nát. Gạo nương tuy là gạo tẻ nhưng lại dẻo tựa như gạo nếp vẫn dùng để nấu xôi ở dưới đồng bằng.

    3. Mèn mén

    Bên cạnh thắng cố, mèn mén cũng là một đặc sản của Sapa. Mùa đông, mèn mén thường được ăn kèm với ớt phơi khô để làm nóng người, xua tan đi cái lạnh cắt da cắt thịt của miền núi Tây Bắc. Nhai miếng mèn mén nho nhỏ, uống hớp nước canh sẽ thấy bùi bùi trong miệng, càng nhai kỹ càng thấy ngon, ngọt, một mùi vị tự nhiên của núi rừng.

    Mèn mén được làm từ ngô tẻ truyền thống. Ngô do người H’Mông trồng trên các đồi cao, thơm và dẻo. Món ăn nghe rất đơn giản nhưng để làm ra nó phải trải qua nhiều kì công. Ngô được đem tách hạt, xay nhỏ và sàng cho bột thật mịn, đều. Sau đó, ngô được trộn với nước, người phụ nữ H’Mông phải tính toán sao cho lượng nước vừa đủ để bột mịn, không quá khô, không quá nhão. Rồi, họ mang đồ bột ngô 2 lần. Lần đầu, đồ cho bột ngô nở tơi ra, sau đem bắc ra, để nguội. Họ đảo bột đã được đồ cho bông tơi, đem đồ lần 2 với lửa vừa đều, cho đến khi dậy mùi thơm. Mèn mén chín, dậy mùi, dẻo và tơi.

    4. Lợn Cắp Nách

    Tại các phiên chợ vùng cao Lào Cai, có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người dân địa phương bày bán những con lợn nhỏ có trọng lượng không lớn (dưới 20kg), nên người dân có thể cho vào gùi, xách tay, thậm chí cắp vào nách cho tiện, cái tên lợn “cắp nách” có lẽ bắt nguồn từ đó.

    Lợn cắp nách thực chất là giống lợn truyền thống được lai giữa lợn rừng và lợn Mường. Một số nơi còn gọi là lợn lửng, lợn còi hay lợn ri. Người dân vùng cao thường nuôi theo kiểu thả rông trong rừng, thịt lợn cắp nách là một trong những đặc sản mà khi đến Sapa du khách nào cũng muốn thử qua một lần.

     

    5. Xôi 7 màu

    Xôi bảy màu là món ăn đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc Nùng ở Mường Khương, Lào Cai. Bảy màu của xôi gồm hồng, đỏ tươi, đỏ thắm, xanh cửu long, xanh vàng, xanh lá chuối và vàng đều được làm từ nhiều loại lá rừng tự nhiên nên xôi mang mùi vị đặc trưng của núi rừng nơi đây. Đồng bào ở đây quan niệm rằng, ăn xôi vào những dịp lễ tết sẽ mang lại nhiều may mắn.

    6. Gà đen

    Gà đen hay còn gọi là gà ác có thân hình rất nhỏ, mỗi con chỉ tầm 1,2kg và y như tên gọi nó mang một màu da đen xì. Gà đen ở Sapa Lào Cai không chỉ được biết đến là một món ăn khoái khẩu mà còn được biết đến với nhiều công dụng trong lĩnh vực y học.

    Là loại gà đặc biệt của người Mông có da, thịt và xương màu đen. Thịt gà đen chắc, thơm ngon, da giòn mang lại cho người thưởng thức cảm giác rất thú vị. Các nghiên cứu đã chỉ ra, gà đen không những có tác dụng tăng khả năng “chăn gối” mà còn có giá trị dược liệu đặc biệt trong việc chữa trị các bệnh về tim mạch. Món nổi tiếng nhất được chế biến từ gà đen của Sapa là gà nướng mật ong. Món gà nướng thơm nức mũi ăn cùng lá bạc hà chấm muối tiêu chanh, chắc chắn sẽ làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất.

    7. Thịt trâu gác bếp

    Ban đầu, thịt trâu gác bếp được tạo nên bởi người Thái đen. Họ tin rằng thịt trâu phơi khô thì có thể để lâu được. Món ăn được người dân tộc dùng làm thức ăn dự trữ trong những ngày đi rừng hay trong mùa mưa kéo dài.

    Không giống như khô bò của người miền xuôi, điều làm nên cái vị đặc trưng của món ăn này chính là ở gia vị. Trong đó, lá mắc khén (một loại hạt tiêu rừng) đã khiến thịt trâu ngon hơn bội phần. Chút cay cay tê tê của gia vị khiến ai cũng phải xuýt xoa. Thịt trâu gác bếp – món ăn hội tụ mọi tinh hoa của ẩm thực. Chút nồng của khói bếp, vị ngọt bùi của thịt trâu, vị cay xé của lá mắc khén đã tạo nên một hương vị tuyệt vời. Chính vì vậy, thịt trâu gác bếp trở thành món đặc sản Sapa khiến ai cũng phải “mê mệt”.

    8. Nem Măng Đắng

    Nem măng đắng được chế biến theo cách cổ truyền của người dân tộc Tày, mang hương vị độc đáo và bắt mắt ngay từ phần vỏ bên ngoài. Loại măng thường được chọn là măng vầu đắng. Những mầm măng non, mới nhú được người dân bản lựa chọn để đủ độ giòn và ngọt. Sau đó đem luộc lên cùng chút muối cho bớt vị đắng chát, rồi xắt mỏng sao cho măng mềm và dai như những tấm lụa làm vỏ cho món ăn. Phần nhân nem được làm nhiều nguyên liệu trộn vào nhau như thịt gà, hành tây, lá hẹ và củ kiệu băm nhỏ, nêm chút hạt tiêu, nước mắm. Gà phải là gà non, gà đồi, nặng khoảng nửa ký, sau khi làm sạch sẽ được người đầu bếp băm nhỏ cả gân, sụn và thịt. Tiếp đến là công đoạn gói nem. Công đoạn cần người làm phải thật sự khéo léo và tỉ mỉ cho nhân vào từng lá măng mỏng, cuộn tròn lại làm sao để nhân nằm gọn trong lát măng. Sau đó cho vào chảo mỡ chiên vàng, lửa riu riu để nem chín đều, đến khi đã vàng đều các mặt và có mùi thơm thì gắp ra đĩa.

    9. Cá Hồi Sapa

    Cá hồi mới được nuôi thành công ở Sa Pa nhờ vào khí hậu ôn đới, gần giống khí hậu vùng châu Âu và Bắc Mĩ, nơi sinh sống của cá hồi. Không giống với cá hồi nhập khẩu thường béo, thịt bở, cá hồi nuôi ở Sapa có thịt chắc, màu hồng đẹp, thớ săn, ít mỡ và giá trị dinh dưỡng cao, có thể chế biến thành nhiều món khách nhau, nổi bật là gỏi cá hồi, lẩu cá hồi, cá hồi nướng… Nhờ vậy mà cá hồi đang dần trở thành món ăn sang trọng để thiết đãi du khách khi đến với Sapa.

    10. Đào Sapa

    Vị ngòn ngọt, chua chua, thanh chát và mùi thơm không lẫn vào đâu được là hương vị độc đáo của quả đào Sapa chính hiệu. Những vườn đào nặng trĩu quả quanh thị trấn luôn hấp dẫn du khách miền xuôi khi ghé thăm Sapa. Một rọ đào Sapa chắc chắn sẽ là món quà quý của đất trời Tây Bắc dành tặng cho bạn bè và người thân.

     Nguồn Du Lịch Chất

    You might like

    Tiểu San

    About the Author: Tiểu San

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *