Du xuân Tết Nguyên Đán:
Hà Nội – Hà Giang – Quản Bạ – Đồng Văn – Cột Cờ Lũng Cú – Mã Pì Lèng
Giá tour từ: 2,250,000 VNĐ/khách
Khởi hành từ: Hà Nội
Ngày khởi hành: (Mồng 2 và Mồng 3 Tết)
Tư vấn tour: 024 39942811 – Hotline 0903288255
Điểm nổi bật:
=> Đón Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021 tại Hà Giang
=> Khám phá phố cổ Đồng Văn và thưởng thức cà phê
=> Tận mắt ngắm nhìn cao nguyên đá với phong cảnh hùng vỹ nhất của Việt Nam
=> Tận mắt ngắm nhìn đèo Mã Pì Lèng hùng vỹ và hẻm vực sông Nho Quế sâu nhất Việt Nam
=> Khám phá nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc H’Mông, Dzao, Lô Lô, Tày…
=> Đến thăm Cột cờ Lũng Cú, điểm cực Bắc của Tổ quốc
=> Khám phá những nét ẩm thực địa phương độc đáo
=> Sống ảo với mùa hoa mơ, hoa mận dịp Tết Nguyên Đán
NGÀY 01: HÀ NỘI – HÀ GIANG – QUẢN BẠ – YÊN MINH (ĂN TRƯA / TỐI)
06h00-06h30: Xe ô tô và hướng dẫn viên đón Quý khách tại điểm hẹn trong khu vực Phố Cổ và Nhà hát lớn khởi hành cho chuyến đi du lịch Hà Giang. Nghỉ ngơi, tự do ăn sáng tại ngã 3 Kim Anh hoặc trên cao tốc.
Lưu ý: Xe có thể đón Quý khách tại Ngã 3 Kim Anh (đầu cao tốc Hà Nội – Lào Cai, cách sân bay Nội Bài 03km, gần khu vực các khách sạn ở Nội Bài vào khoảng 07h30 sáng). Do đó nếu khách hàng bay ra Nội Bài muộn có thể book phòng khách sạn gần sân bay để tiết kiệm thời gian nghỉ ngơi và tiết kiệm chi phí taxi về phố Cổ.
11h00: Quý khách ăn trưa tại thị trấn Tân Yên (Hàm Yên, Tuyên Quang).
14h00: Dừng chân ghé thăm Đền Đôi Cô Cầu Má linh thiêng nằm ngay bên bờ Sông Lô.
15h00: Đến thành phố Hà Giang, chụp hình kỷ niệm tại Km0 của Hà Giang.
16h30: Dừng chân tại điểm dừng chân Cổng Trời Quản Bạ chụp hình Núi đôi Cô Tiên hay còn gọi là Núi đôi Quản Bạ và toàn cảnh thị trấn Tam Sơn từ trên cao.
17h30: Đến Yên Minh, Quý khách nhận phòng nghỉ ngơi.
18h30: Ăn tối. Buổi tối tự do. Nghỉ đêm tại Yên Minh.
NGÀY 02: YÊN MINH – LŨNG CÚ – MÃ PÌ LÈNG – ĐỒNG VĂN (ĂN SÁNG /TRƯA / TỐI)
06h00: Ăn sáng và khởi hành đi chiêm ngưỡng những cảnh đẹp hùng vỹ của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Dọc đường đi Quý khách dừng ghé thăm:
+ Phố Cáo với những ngôi nhà đặc trưng của người H’mông bởi những hàng rào đá cung quanh nhà.
+ Thăm bản Sủng Là thăm ngôi nhà Cổ của người H’mông với tường trình bằng đất – nơi đã được sử dụng làm bối cảnh để quay bộ phim nhựa « Chuyện của Pao » năm 2006 của đạo diễn Ngô Quang Hải được chuyển thể từ truyện ngắn « Tiếng đàn môi sau bờ rào đá » của nhà văn Đỗ Bích Thủy đã giành được 4 giải Cánh diều vàng. Quý khách dừng chân nghỉ ngơi và chụp hình hoa tam giác mạch gần dốc chín khoanh.
+ Đoàn leo bộ thăm Cột Cờ Lũng Cũ – nơi địa đầu Tổ quốc, điểm có vĩ độ cao nhất trên bản đồ của Việt Nam
12h00: Quay lại thị trấn Đồng Văn ăn trưa. Sau bữa trưa, đoàn tiếp tục tham quan:
+ Chinh phục đèo Mã Pì Lèng trên đường đi Mèo Vạc, cũng là đoạn đẹp nhấ trên con đường mang tên « Đường Hạnh Phúc »
+ Chụp hình với vẻ đẹp hùng vĩ của hẻm vực Mã Pì Lèng sâu 800m – nơi địa hình bị chia cát sâu nhất của Việt Nam.
+ Du thuyền trên sông Nho Quế: Lên thuyền ngược dòng Nho Quế đến với Hẻm Tu Sản, là hẻm sâu nhất của Việt Nam nằm trên sông Nho Quế. Dòng Nho Quế chảy vào Việt Nam từ đại phận thôn Sẻo Lùng, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn đi qua hẻm núi Tu Sản chạy men theo chân đèo Mã Pì Lèng (Quý khách tự túc phí xe ôm xuống bến thuyền và chi phí đi thuyền)
17h00: Về lại thị trấn Đồng Văn, Quý khách nghỉ ngơi tại khách sạn.
18h30: Ăn tối tại nhà hàng. Buổi tối Quý khách tự do khám phá Phố Cổ Đồng Văn, địa danh đã tồn tại cùng với thời gian gần một thế kỷ và ngồi nhâm nhi thưởng thức một ly cà phê tại quán Cafe phố Cổ (phí tự túc). Nghỉ đêm tại thị trấn Đồng Văn.
NGÀY 03: ĐỒNG VĂN – HÀ GIANG – HÀ NỘI (ĂN SÁNG / TRƯA / – )
Sáng: Quý khách dậy để chứng kiến cảnh bà con nhiều thành phần dân tộc náo nức từ các nèo đường tập trung về với chợ phiên Đồng Văn để tham gia phiên họp chợ diễn ra vào sáng chủ nhật hàng tuần.
07h00: Ăn sáng và lên xe về Hà Nội. Trên đường ghé thăm Dinh Vua Mèo – Vương Chính Đức nằm trong một thung lũng của xã Sà Phìn, đây là dòng họ giàu có và quyền uy nhất Châu Đồng Văn vào đầu thế kỷ 20.
12h00: Đoàn ăn trưa tại thành phố Hà Giang. Sau bữa trưa tiếp tục lên xe về Hà Nội.
19h30: Về đến Hà Nội, kết thúc chương trình. Chúc Quý Khách năm mới Tân Sửu 2021 An Khang Thịnh Vượng – Vạn Sự Như Ý!
GIÁ TOUR TRỌN GÓI: VNĐ/ KHÁCH
(Áp dụng cho ghép đoàn)
Dịch vụ
Giá tour
VND/Khách
Ngày khởi hành
Hotel tiêu chuẩn 1 sao
2.250.0000
13/02, 14/02/202
(Mồng 2 và Mồng 3 Tết)
Hotel 2 sao
2.350.000
01 đêm tại Hotel 3 sao + 01 đêm tại Hotel 2 sao
2.550.000
Tour bao gồm:
Xe du lịch sang trọng phục vụ theo hành trình, lái xe chuyên nghiệp.
Khách sạn tiêu chuẩn sạch sẽ tại Yên Minh và Đồng Văn ( 2 khách/phòng, nếu lẻ nam/nữ sử dụng phòng 3 người)
Ăn 05 bữa chính tiêu chuẩn 100.000Đ/bữa, 02 bữa sáng tiêu chuẩn 30.000Đ.
Hướng dẫn viên chuyên nghiệp theo đoàn phục vụ suốt tuyến.
Vé thăm quan thắng cảnh tại tất cả các điểm thăm quan theo chương trình.
Bảo hiểm mức đển bù tối đa 20.000.000Đ/người/trường hợp
Nước uống: 500ml/khách/ngày
Tour không bao gồm:
Đồ uống (rượu, bia, nước ngọt…) trong các bữa ăn và suốt chương trình.
Các chi phí cá nhân ( điện thoại, giặt là, mua sắm, thăm quan ngoài chương trình, ăn uống ngoài chương trình, giải trí…)
Phụ thu phòng đơn
Thuế giá trị gia tăng 10% (VAT)
Vé xe điện cột cờ Lũng Cú (30.000đ)
Phụ thu đối với du khách mang quốc tịch nước ngoài: 250.000đ/khách
Chính sách giá tour trẻ em:
Trẻ em dưới 5 tuổi miễn phí, Bố Mẹ tự chăm sóc
Trẻ em từ 05-08 tuổi bằng 75% giá tour người lớn
Trẻ em từ 9 tuổi trở lên tính như người lớn
Lưu ý:
Không nhận khách dưới 05 tuổi và cụ già trên 80 tuổi hoặc sức khỏe không tốt.
Mọi thay đổi về chương trình và dịch vụ phải được sự đồng ý của cả 2 bên.
Quý khách nên mang theo quần áo cũ, sách vở, dụng cụ học tập … để ủng hộ cho trẻ em nghèo vùng cao Hà Giang
Những địa điểm không thể bỏ qua khi đi du lịch Hà Giang
Mảnh đất Hà Giang nổi bật với 10 điểm thăm quan nổi tiếng, đặc biệt trong đó là “Tứ đại kỳ quan”: Dinh thự họ Vương, Cao nguyên đá Đồng Văn, Con đường Hạnh phúc và Cột cờ Lũng Cú.
1. Dinh thự nhà họ Vương
Dinh thự nhà họ Vương được ví như một viên ngọc xanh giữa lòng cao nguyên đá. Đây là một dinh thự đẹp và cổ kính có hình chữ Vương, bốn bề xung quanh đều được bao bọc bởi hàng cây sa mộc. Sau bao thăng trầm lịch sử, bao biến động của thiên nhiên thì dinh thự vẫn được bảo tồn một cách toàn vẹn. Đi cùng với nó là những câu chuyện lịch sử vô cùng hấp dẫn.
Dinh thự họ Vương được xây dựng từ năm, 1019 và hoàn thành trong 10 năm ròng rã, đây chính là một kỳ công xây dựng của vua Mèo thời ấy với kinh phí lên tới 150.000 đồng bạc trắng (tương đương 150 tỷ VNĐ bây giờ). Trên một mảnh đồi hình mai rùa kỳ lạ được phủ xanh bằng những dãy mộc sa vươn cao mạch mẽ mọc lên một toà nhà hình chữ Vương sừng sững in dấu lên nền trời xanh.
2. Cao nguyên đá Đồng Văn
Kỳ quan thứ 2 của Hà Giang có thể nhắc đến chính là Cao nguyên đá Đồng Văn với khung cảnh đá xám. Nơi mà người dân nơi đây “sống trong đá, và cũng chết vùi trong đá” vô cùng đặc biệt tại Hà Giang.
Hà Giang là một trong những vùng đất đá cổ xưa nhất trên trái đất. Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là Công Viên địa chất toàn cầu vào năm 2010.
3. Cột cờ Lũng Cú
Đến với Hà Giang, không thể không nhắc đến Cột cờ Lũng Cú, đây chính là vùng địa đầu của tổ quốc – “nơi bắt đầu những nét vẻ đầu tiên trên bản đồ” mà bất cứ con dân nước Việt nào cũng muốn ít nhất một lần được chinh phục vùng cực Bắc của Tổ quốc.
Để tới cột cờ Lũng Cú, bạn cần vượt qua 1,5 cây số với 389 bậc thang, leo thêm 140 bậc thang xoắn ốc bên trong lòng của cột cờ để đặt chân đến đỉnh cột cờ Lũng Cú – điểm cực Bắc của Tổ quốc. Nơi lá cờ đỏ sao vàng rộng 54m2 – như đại diện cho 54 dân tộc anh em tung bay trên nền trời xanh.
4. Đèo Mã Pì Lèng
Mã Pì Lèng là một tên gọi theo tiếng Quan Hoả, ý chỉ sống mũi của con ngựa theo nghĩa đen. Còn theo như nghĩa bóng thì tên gọi này nói lên sự hiểm trở vào bậc nhất của đỉnh núi khiến cho những con ngựa leo đến đỉnh kiệt sức mà chết, hay dốc cao thẳng đứng khiến ngựa cũng phải tắt thở, hoặc có thể hiểu là vách núi cao và dựng đứng như sống mũi của con ngựa. Mặc dù hiện nay đèo Mã Pì lèng đã được bê tông hoá, dễ đi và bớt nguy hiểm hơn rất nhiều nhưng đây cũng là một trong tứ đại đỉnh đèo của vùng núi phía Bắc mà ai ai cũng muốn một lần được chinh phục.
5. Phố cổ Đồng Văn
Không chỉ Hà Nội có 36 phố cổ hay phố cổ Hội An phồn hoa, mà ở Hà Giang còn có phố cổ đồng văn – một nét kinh kỳ trong lòng cao nguyên đá.
Thị trấn Đồng Văn nằm giữa thung lũng được bao bọc bốn bề là núi đá. Cả khu phố có vỏn vẹn 40 nóc nhà nằm cạnh nhau dưới núi đá. Vào mỗi buổi sớm, phố cổ Đồng Văn hiện lên như một bức tranh với sự pha trộn màu sắc tài tình: màu vàng tươi của nắng và màu xám của những ngôi nhà cổ hoà mình trong núi đá.
6. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
Chắc chẳng ai biết được đồng bào dân tộc ở Hoàng Su Phì phải mất bao lâu để tạo nên những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp từ những núi đất này. Chúng ta chỉ biết được rằng đồng bào đã khai thác sử dụng ruộng bậc thang từ hàng trăm năm nay để thay thế cho việc phá rừng làm rẫy. Cứ đời này qua đời khác, những thước ruộng bậc thang chính là kế sinh nhai chính của đồng bào nơi đây. Mỗi mùa lúa chín ruộng bậc thang Hoàng Su Vì rực rỡ một sắc vàng óng ả, những ngọn lúa rập rờn theo gió trông như một đại dương bao la vàng rực trước mắt.
7. Làng dệt thổ cẩm Lùng Tám
Lũng tám là một xã nhỏ nằm nép mình bên những đỉnh núi đá bốn mùa mây phủ. Đồng bào dân tộc mông cư trú ở đây nổi tiếng với nghề dệt lanh, vẽ sáp ong, nhuộm chàm. Ở đây bạn sẽ tìm thấy được những chiếc khăn, những bộ quần áo được dệt thủ công vô cùng tỉ mỷ và tinh tế từ những bàn tay điêu luyện của đồng bào ở đây.